Đăng bởi Để lại phản hồi

Tài liệu huấn luyện do Trung tâm Huấn luyện ATVSLĐ – Cục An toàn lao động biên soạn

I. Bộ tài liệu huấn luyện cho người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ làm công tác ATVSLĐ theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao độngđược biên soạn dựa trên nguồn kinh phí triển khai các dự án, hoạt động của Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2006. Bao gồm các tài liệu sau:

1/ Tài liệu huấn luyện cho người sử dụng lao động (download toàn bộ nội dung tài liệu tại đây)

2/. Tài liệu huấn luyện cho người lao động

3/. Tài liệu huấn luyện cho cán bộ làm công tác ATVSLĐ

II. Bộ tài liệu huấn luyện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho cán bộ lao động xã, phương, thị trấn do Dự án BSPS – Cải thiện điều kiện lao động do Chính phủ Đan Mạch tài trợ và Chương trình quốc gia cấp kinh phí biên soạn.

– Tài liệu huấn luyện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Download toàn bộ nội dung tài liệu tại đây);

– Tài liệu huấn luyện cho cán bộ lao động xã, phương, thị trấn (Download toàn bộ nội dung tài liệu tại đây)

III. Bộ tài liệu huấn luyện cho nông dân cải thiện điều kiện lao động do Dự án Tăng cường năng lực an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp tại Việt Nam – RAS/04/MOI/JPN tài trợ biên soạn. (Download toàn bộ nội dung tài liệu tại đây)

IV. Bộ tài liệu huấn luyện theo chuyên đề do Dự án Tăng cường năng lực huấn luyện an toàn vệ sinh lao động – VIE/05/01/LUX tài trợ biên soạn

1/. An toàn điện

2/. An toàn cơ khí

3/. An toàn xây dựng

4/. An toàn khai thác mỏ

(*) Trung tâm huấn luyên an toàn vệ sinh lao động đã phối hợp với Ban khoa giáo (Đài VTV2) – Đài truyền hình Việt Nam thực hiện ghi đĩa bài giảng trên. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu, xin liên hệ về:Trung tâm Huấn luyện ATVSLĐ – Địa chỉ 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội – Điện thoại: 04.7344120.

Nguồn: Cục An toàn lao động

Đăng bởi Để lại phản hồi

An toàn vệ sinh lao động trong các ngành liên quan đến hóa chất

Lời nói đầu

Hóa chất ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn. Nếu như 50 năm trước đây, hàng năm người ta chỉ sản xuất ra 1 triệu tấn hóa chất thì ngày nay con số đó là trên 400 triệu tấn. Cứ mỗi năm lại có hơn 1000 hóa chất mới được sản xuất ra và hiện có hơn 80.000 chất đang hiện hành trên thị trường. ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn; trong đó, hơn 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấn sản phẩm dầu lửa.

Hóa chất đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, chữa bệnh, tạo ra vật liệu mới có nhiều tính chất mà vật liệu tự nhiên không có. Nhưng hóa chất cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu như không biết cách sử dụng; trong đó, có nhiều tai nạn lao động lớn và nhiều loại bệnh nghề nghiệp hiểm nghèo như bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen,… Hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh thái. ..

Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được sự quan tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta.

Đã có nhiều văn bản về an toàn sức khỏe có liên quan đến an toàn hóa chất được ban hành như Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế ILO số 170 về An toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc (năm 1990); Quy phạm An toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm TCVN -5507 (năm 1991) …

Để giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng độc hại của hóa chất, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do việc tiếp xúc với hóa chất gây ra, việc huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc là biện pháp cần thiết và bắt buộc được pháp luật quy định. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với sự giúp đỡ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), biên soạn tài liệu này nhằm phục vụ cho công tác huấn luyện của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp được tốt hơn.

Tài liệu được biên soạn phù hợp với các Công ước quốc tế và các tiêu chuẩn, quy phạm của Việt Nam về an toàn hóa chất và đã được sự đóng góp ý kiến về bố cục, nội dung của các Bộ, Ngành, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Do hạn chế về kinh nghiệm chắc chắn tài liệu còn có những thiếu sót, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung cho tài liệu.

Nội dung tài liệu

Đăng bởi Để lại phản hồi

doanh nghiệp thờ ơ với AN TOÀN LAO ĐỘNG

Doanh nghiệp thờ ơ với tai nạn lao động

 

Doanh nghiệp (DN) lơ là thực hiện an toàn lao động (ATLĐ), người lao động lại chủ quan là những nguyên nhân khiến tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ) liên tục xảy ra. Theo thống kê của Sở LĐTBXH TP.HCM trong 3 tháng đầu năm nay trên địa bàn có trên 100 vụ TNLĐ.

Anh Lê Viết Hưng (ngụ P.12, Q.Bình Thạnh) là một trong nhiều nạn nhân đang gánh chịu hậu quả nặng nề của TNLĐ. Từng là lao động chính trong gia đình, con đường sự nghiệp đang thăng tiến thì tai họa ập đến. Cuối năm 2006, khi đang thực hiện công tác tổ chức tổng kết cho công nhân viên công ty, do không cẩn thận anh bị ngã và được chuẩn đoán chấn thương sọ não. 
Với tỉ lệ thương tật vĩnh viễn 81% anh Hưng mất trí nhớ, cơ thể bị liệt hoàn toàn. Mọi sinh hoạt hằng ngày đều phải dựa vào những người thân. Do không đủ kinh phí chạy chữa cho anh nên cô con gái đầu đã phải nghỉ học đi làm để có tiền cứu chữa cho ba. Do phải cật lực làm việc để có tiền chăm lo cho chồng và con gái út vào đại học, đầu năm nay vợ anh Hưng cũng đã phải nhập viện để điều trị bệnh. 

Trường hợp của anh Thành Ngọc Anh, công nhân công ty Cơ khí Cao Su (Q.12), TNLĐ không có di chứng nặng nề như anh Hưng nhưng cũng để lại thương tật vĩnh viễn trên 61%. Anh Thành kể: Cách đây 5 năm trong lúc sửa chữa máy ở độ cao 7m anh đã bị cần cẩu rơi trúng. Các bác sĩ xác định anh bị đa chấn thương, cưa bỏ 4 ngón tay, chân bị gãy phải phẩu thuật phục hồi chức năng. Hiện anh không còn khả năng để làm việc, mọi gánh nặng đều đổ lên vai người vợ.

Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết năm 2011 trên địa bàn xảy ra 1.056 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm chết 82 người và 998 trường hợp bị thương. Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chánh thanh tra Sở LĐTBXH TP.HCM, cho biết: “Qua thanh tra các vụ TNLĐ, trên 80% DN không kiểm tra điều kiện lao động của đơn vị. Các vụ tai nạn dẫn đến chết có những nguyên nhân hết sức đơn giản như: công nhân sửa điện nhưng không cắt nguồn, làm việc trên cao không có bảo hiểm, nhiều công nhân, lao động thời vụ do thiếu đào tạo cơ bản, thiếu ý thức nên đã không thực hiện đầy đủ các quy định, quy trình làm việc an toàn.

Cũng theo báo cáo của thanh tra sở LĐTBXH, nhiều DN cho rằng đã đào tạo ATLĐ cho công nhân từ khâu tuyển dụng nên trong thời gian làm việc không còn chú trọng đến công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức bảo vệ bản thân. Vì vậy càng khiến người lao động chủ quan hơn đối với tính mạng của mình.

iBác sĩ Đỗ Trọng Ánh, chuyên khoa II, Giám đốc bệnh viện phục hồi và chỉnh hình chức năng TP.HCM. cho biết: “Các vụ TNLĐ thường được đưa đến bệnh viện trong tình trạng chấn thương nặng, để lại thương tật rất lớn. Trong đó đa phần là người lao động không được làm việc trong môi trường đảm bảo điều kiện an toàn. Ngay cả những kiến thức cơ bản để sơ cứu sau khi tai nạn xảy ra họ cũng không có nên để lại  hậu quả càng nghiêm trọng hơn”. “Cần phải có những chế tài xử phạt mạnh, đủ sức răn đe các doanh nghệp lơ là với việc đảm bảo ATLĐ. Hiện nay mức xử phạt hành chính đối với hành vi này còn quá thấp, cao nhất là 20 triệu đồng. Chúng tôi nhiều lần đi kiểm tra và đã xử phạt nhưng DN vẫn để tái diễn các vi phạm”.

Thống kê Bộ LĐTBXH, năm 2011 cả nước xảy ra 5.896 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 574 người chết, 1.134 người bị thương nặng. Chi phí do TNLĐ là 298 tỉ đồng, thiệt hại về tài sản là 5,85 tỉ đồng. Trong đó 30,7% nguyên nhân gây TNLĐ là do phía người sử dụng lao động và 27,4% do lao động.
Thùy Trang
Đăng bởi Để lại phản hồi

Găng tay chống cắt HONEYWELL

Găng tay chống cắt HONEYWELL

Găng tay bằng Inox 316 của hàng Honeywell (Whiting & Davis, Whiting + Davis, Whiting and Davis) bảo vệ tối đa bàn tay công nhân trong khi làm việc với vật sắc nhọn.

Găng tay chống cắt dạng lưới Honeywell được làm bằng INOX 316L chống ăn mòn, tính linh hoạt và độ bền cao, thoải mái khi sử dụng.

Găng tay  được vệ sinh và dễ dàng khử trùng. Mỡ và dầu có thể làm sạch dễ dàng bằng nước nóng và xà phòng.

Găng tay chống cắt sản xuất từ sợi Inox 316 siêu cứng, bảo vệ tối da tại nạn lao động do cắt.

Mỗi vòng Inox được hàn riêng và liên kết với 4 vòng nối với nhau. Các vòng inox có đường kính 4mm giúp che phủ toàn bộ bàn tay và không có khoảng trống tại đường may.

Găng tay inox chống cắt có nhiều loại khách nhau, phù với với các môi trường làm việc khác nhau như: Găng tay 5 ngón, 3 ngón, găng tay có ống tay inox dài hoặc yếm inox chống cắt.

A513 D Găng tay lưới inox loại 3 ngón – Whiting + Davis – Glove
Reversible thumb and two finger glove with anti-microbial polypropylene strap

Các size có sẵn:  XXS, S, M, L, XL, XXL

A515 D Găng tay lưới inox loại 5 ngón – Whiting + Davis – Glove
Reversible full hand glove with side slit, dome fastener and anti-microbial polypropylene strap

Các size có sẵn:  XXS, S, M, L, XL, XXL